Ngứa vùng kín khi mang thai là một trong hiện tượng phổ biến nhất ở chị em nữ giới mang thai. Nguyên nhân ngứa vùng kín khi mang thai là gì? cách điều trị ngứa vùng kín khi mang thai như thế nào an toàn? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Hỏi

Em đang mang thai 13 tuần , gần đây e hay bị ngứa bên ngoài vùng kín , ko bị ngứa trong âm đạo và không bị ra khí hư gì hết , chỉ ngứa bên ngoài thôi . Vậy cho e hỏi có phải e bị viêm không ạ , có cách gì làm hết ngứa không ạ .

Trả lời

Chào em,

Phụ nữ mang thai hệ miễn dịch sẽ suy yếu, môi trường âm đạo thuộc lợi, dịch tiết nhiều rất dễ bị viêm âm đạo do nấm. Niêm mạc âm đạo sẽ không có cảm giác đau ngứa nên nếu có viêm âm đạo- âm hộ do nấm thì chỉ có cảm giác ngứa bên ngoài mà thôi. Trường hợp của em nhiều khả năng bị viêm âm hộ- âm đạo do nấm, ngoài ra vẫn có thể có những nguyên nhân khác gây ngứa.

Nguyên nhân ngứa vùng kín khi mang thai

1. Do viêm nhiễm âm đạo

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, đa số mẹ bầu sẽ bị nhiễm nấm âm đạo với triệu chứng điển hình là ngứa vùng kín.

Xem thêm: 4 cách chữa vùng kín có mùi hôi thối tại nhà

2. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngứa vùng kín khi mang thai có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ và tình trạng này thường khá phổ biến. Nguyên nhân thông thường là do vi khuẩn E. coli khiến người mắc phải có cảm giác ngứa và rát khi đi tiểu.

3. Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai cơ thể bà bầu có những biến đổi lớn về nội tiết tố, hormone estrogen tiết ra mạnh, hình thành nhiều chất glycogen khiến vùng kín trở nên ẩm ướt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, ngứa rát khó chịu.

4. Độ pH tại âm hộ - âm đạo có sự thay đổi

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bị ngứa vùng kín khi mang thai. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi mang thai, tính kiềm tại vùng âm hộ - âm đạo sẽ tăng lên rất nhiều nên dễ gây ra viêm nhiễm, ngứa vùng kín.

5. Thói quen sinh hoạt hằng ngày

Một số sản phẩm mà bà bầu thường sử dụng hàng ngày có thể làm khó chịu vùng âm đạo trong khi mang thai. Những sản phẩm đó là xà phòng, nước hoa, chất làm mềm vải, chất tẩy giặt, bao cao su và thuốc nhuộm đều gây cảm giác không thoải mái cho vùng kín bởi lúc này các mô da của bà bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn.

Ban đầu các triệu chứng của bệnh này chỉ gây phiền toái đến đời sống hàng ngày nhưng về sau nếu để lâu bệnh có thể biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ và sức khỏe của thai nhi nếu như không điều trị sớm.

Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không ?

Bà bầu cần phải đặc biệt lưu ý đến hiện tượng ngứa vùng kín vì nếu không xử lý kịp thời, nó có thể dẫn đến một số tình huống nguy hiểm như:

- Vùng kín bị tổn thương;

- Nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác;

- Nguy cơ dẫn đến sinh non hoặc đe dọa sảy thai;

- Các ảnh hưởng đến thai nhi như bé sinh thiếu tháng, trẻ có thể mắc các bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn tấn công trong trường hợp thai phụ sinh thường.

Vì vậy khi bị ngứa nghiêm trọng, mẹ bầu cần đến bệnh viện khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Cách điều trị ngứa vùng kín cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, chị em phụ nữ không được tùy ý mua thuốc điều trị ngứa vùng kín về sử dụng. Nếu thấy ngứa vùng kín nhiều, chảy dịch ở âm đạo chị em cần phải đi thăm khám, bởi đây có thể là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa. Sau khi thăm khám căn cứ vào tình trạng bệnh các bác sĩ mới đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho mẹ bầu.

Ngoài ra, các mẹ bầu có thể làm giảm triệu chứng ngứa vùng kín bằng một số cách tự nhiên sau đây:

Cách 1: Chữa ngứa vùng kín bằng muối

Muối là gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp. Ngoài ra, muối còn có tính sát khuẩn rất an toàn và hiệu quả đối với bà bầu.

- Cách thực hiện:

+ Dùng một ít muối bỏ vào chậu rồi pha loãng với nước. Cứ 9g muối pha với 1 lít nước sẽ ra được nước muối sinh lý có nồng độ 0,9 %

+ Rửa qua vùng kín bằng nước mát cho sạch. Sau đó mới dùng nước muối để rửa lại, để khoảng 5 phút cho nước muối phát huy công dụng sát khuẩn.

+ Cuối cùng dùng khăn thấm khô vùng kín trước khi mặc quần vào.

+ Áp dụng cách làm này thường xuyên 2-3 lần/ tuần để chấm dứt cơn ngứa rát, khó chịu.

Cách 2: Chữa ngứa vùng kín bằng lá trầu không

Tinh dầu trong lá trầu không có chứa nhiều tanin và vitamin giúp kháng khuẩn, sát trùng, tiêu viêm tự nhiên. Nó giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh và giảm ngứa, làm mau lành tổn thương viêm nhiễm bên trong. Bà bầu có thể sử dụng mẹo cây nhà lá vườn này để chữa ngứa vùng kín khi mang thai.

-  Cách thực hiện:

+ Lấy 1 nắm lá trầu không rửa cho thật sạch.

+ Đem lá trầu nấu với 2 lít nước, chờ cho nước sôi khoảng 10 phút sau mới tắt bếp

+ Đổ nước lá trầu ra một cái bô hay cái thau sạch ngồi lên phía trên xông hơi. Chú ý giữ khoảng cách an toàn để không bị bỏng.

+ Khi nước nguội lấy rửa lại vùng kín

+ Mỗi tuần bà bầu có thể thực hiện mẹo đơn giản này khoảng 2 hoặc 3 lần.

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể dùng cách tương tự với lá ngải cứu và lá chè xanh. Vì những cây này cũng có khả năng kháng khuẩn tương tự.

Xem thêm: Vùng kín ngứa và có mùi hôi tanh

Cách đề phòng ngứa vùng kín khi mang bầu

Phụ nữ rất dễ bị viêm ngứa âm đạo nếu không chú tâm cho việc chăm sóc và vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, để phòng tránh bị ngứa tại vùng kín trong những tháng đầu của thai kỳ bạn nên biết một vài lưu ý sau về cách vệ sinh vùng kín hằng ngày:

 Mặc dù khi mang thai phụ nữ không có kinh nguyệt nhưng dịch nhầy âm đạo lại tiết nhiều hơn bình thường. Do đó bà bầu nên rửa vùng kín hằng ngày từ 1 – 2 lần với nước sạch. Nên sử dụng thêm dung dịch vệ sinh để giảm bớt mùi hôi và ngăn ngừa viêm nhiễm.

 Không sử dụng các dung dịch lạ, thuốc mỡ hay nước hoa để bôi, rửa hoặc xịt vào vùng kín.

 Sau khi đại tiểu tiện cần lau vùng kín với loại khăn mềm giặt sạch thường xuyên hoặc giấy không mùi hương.

 Hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu, nếu có hãy sử dụng các biện pháp tình dục an toàn.

 Thay đồ lót thường xuyên nhất là những khi vận động nhiều, chất liệu đồ lót và trang phục mặc hằng ngày nên thoáng mát và thấm hút tốt.

 Giai đoạn mang thai máu tăng cường lưu thông và dồn về phía tử cung vì vậy không nên cạo sạch lông ở khu vực này. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau rát hơn bình thường. Không những vậy lông sau khi mọc lại có thể gây ngứa và viêm chân lông.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của các y bác sĩ chuyên khoa phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế về hiện tượng ngứa vùng kín khi mang thai. Hi vọng với những thông tin chia sẻ này đã giúp cho chị em nữ giới hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nếu còn gì băn khoăn các bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa TẠI ĐÂY để được giải đáp thắc mắc.